Du lịch Châu Âu vào mùa nào?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên đi du lịch Châu Âu vào thời gian nào là thích hợp nhất thì bạn cần biết rằng điều đó phụ thuộc vào nhu cầu của bạn và thời tiết nơi bạn sẽ đến. Châu Âu rộng lớn với nhiều vùng khí hậu khác nhau vì thế bạn cần lựa chọn điểm đến và tham khảo thời tiết trước khi lên đường. Châu Âu nổi tiếng với những tiết trời vô cùng đặc sắc. Mùa hè nắng nóng, mùa đông lạnh giá, mùa xuân ấm áp và mùa thu se se lạnh kèm theo chút mây và mưa. Mỗi mùa đều có một vẻ riêng biệt, không mùa nào giống với mùa nào cả. Nếu như bạn ưa thích trải nghiệm tắm biển thì hãy đi vào mùa hè, muốn ngắm tuyết rơi thì mùa đông là sự lựa chọn tuyệt vời hơn cả. Mùa thu ngắm lá vàng rơi và mùa xuân ngắm sự nở rộ của những bông hoa đầy hương sắc.Tùy vào sở thích khám phá của mỗi người mà đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất trong chuyến du lịch Châu Âu.
Thời điểm thích hợp, phương tiện du lịch, đặc sản ẩm thực, điểm du nổi bật cho mọi chủ đề…. Xem thêm→
Visa du lịch Châu Âu Schengen
XIN VISA CHÂU ÂU?
Để đến được Châu Âu thì chúng ta phải xin visa cho chuyến du lịch. Tại châu Âu, nếu các bạn đi đến các nước nằm trong khối Liên minh châu Âu thì chỉ cần xin visa Schengen. Còn nếu bạn đi các nước khác không nằm trong khối này thì cần xin visa của nước đó. Hiện nay, visa Schengen cho phép bạn di chuyển tự do qua 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen, bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein. Ngoài ra, bạn có thể nhập cảnh vào một số quốc gia khác và không phải xin visa như Công quốc Monaco nằm trong Pháp, San Marino và Vatican nằm trong Italy (Ý), Andorra nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. Nếu muốn đi Anh thì phải xin thêm 1 visa riêng nữa.
Những điều kiện đáp ứng Visa Schengen châu Âu
- Để có thể phỏng vấn và xin visa thành công các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân theo đúng yêu cầu.
- Bạn không cần sở hữu nhà, đất mới xin được visa.
- Không cần phải du lịch 1 nước có visa trước (Đài Loan, Nhật, Hàn…), nhưng passport không được trắng bóc.
- Bạn phải có công việc ổn định với mức lương có thể chi trả được chuyến đi. Sổ tiết kiệm ít nhất 200 triệu/ người, càng nhiều càng tốt nhưng phải hợp lý với thu nhập của bạn.
- Theo lí thuyết, bạn xin visa nước nào thì không nhất thiết phải đáp máy bay xuống đó đầu tiên, thậm chí khi đi bạn có thể không đi nước đó. Nhưng tốt nhất vẫn là xin được visa nước nào thì đáp xuống nước đó đầu tiên, đỡ bị hỏi khi nhập cảnh nước khác và ảnh hưởng đến những lần xin visa sau.
- Khi đã lên xin được lịch phỏng vấn visa rồi thì nhất định bạn phải đến phỏng vấn đúng lịch. Trường hợp không đúng sẽ bị chuyển qua lần sau.
Khí hậu các nước Châu Âu
Theo dự báo, khí hậu thay đổi rất nhiều từ đầu này đến đầu khác của châu Âu cũng như trong mỗi quốc gia châu Âu. Càng đi dần về các nước phía Bắc thì nhiệt độ càng thấp (càng lạnh hơn). Tuy nhiên, trong mỗi nước cũng thể hiện nhiều sự khác biệt về nhiệt độ và tương phản của khí hậu : khí hậu lục địa ở vùng đồng bằng, khí hậu lạnh ở vùng núi, khí hậu ôn đới trên bờ biển. Nếu dãy núi Alps được sử dụng như một đường phân chia trên lục địa, mùa hè miền Bắc đều nhẹ và lạnh, mùa đông ẩm ướt, trong khi ở miền Nam thường mùa hè nóng và khô, và mùa đông ẩm ướt và mát mẻ. Và tất nhiên, nhiệt độ mát mẻ hơn ở độ cao cao hơn.
Bắc Âu: Đan Mạch, Iceland, Na Uy và Thụy Điển có khí hậu ôn đới dễ chịu, mùa đông thường nhẹ với nhiệt độ trung bình khoảng không độ C (32 độ F), còn mùa hè thì khá dễ chịu với nhiệt độ hiếm khi vượt quá 26 độ C (80 độ F) .
Trung và Đông Âu: Áo, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Đức, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia, Thụy Sĩ và Ukraina trải qua mùa hè mát mẻ với nhiệt độ ở 25 độ C (trên 70 độ F) và mùa đông lạnh, ẩm ướt và nhiều mây.
Tây Âu: Bỉ, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland và Luxembourg có mùa đông dịu với khí hậu biển với khối khí lạnh ở phía Đông và mưa lớn ở phía Tây. Mùa hè không quá nóng và mát hơn ở phía Bắc.
Miền Nam châu Âu và Địa Trung Hải: Croatia, Cyprus, miền Nam nước Pháp, Hy Lạp, Italy, Malta, Monaco, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ nhận được nhiều giờ chiếu sáng trong phần lớn thời gian trong 1 năm do đó mùa đông không quá lạnh trong khi mùa hè nóng và khô; các quốc gia này có một số cơn mưa vào mùa thu và mùa xuân.
Những điều cơ bản nhất cần lưu ý khi đi du lịch?
– Không nên nói to tiếng hoặc gây ồn ào nơi công cộng sẽ phiền lòng đến người bên cạnh.
– Chỉ hút thuốc ở những khu vực dành riêng cho hút thuốc. Không được phép hút thuốc ở trong nhà hàng, phòng khách sạn và hầu hết các khu vực công cộng. Không quăng thuốc lá xuống nền nhà.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ trên các phương tiện giao thông công cộng, xe bus, khách sạn và nhà hàng. Xả rác bừa bãi không những ảnh hưởng môi trường mà còn bị phạt do vi phạm.
– Chỉ nên lấy thức ăn vừa đủ khi ăn buffet, như vậy đồ ăn không dư thừa phí phạm.
– Tiền típ thường áp dụng trong nhà hàng. Bạn có thể típ khoảng 5 -10% giá trị hóa đơn nếu như bạn thấy hài lòng về thức ăn/ đồ uống và dịch vụ. Trưởng đoàn sẽ đại diện đoàn để đưa tiền típ. Tương tự như vậy đối với hướng dẫn viên địa phương và tài xế xe bus.
– Nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu của trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên về giờ giấc. Có mặt đúng giờ theo chương trình hoặc theo thời gian trưởng đoàn quy định.
– Tuân thủ sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, không nên tách riêng tại các điểm tham quan. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên/ hoặc người đi trước biết.
– Mua sắm ở Châu Âu khác với mua sắm ở Châu Á. Giá cả cố định và thường không có trả giá.
– Nước vòi ở nước Thụy Sĩ có thể uống được.
– Không trộm cắp trong cửa hàng. Cửa hàng luôn luôn có camera quan sát và mức phạt rất cao nếu vi phạm.
– Hành lý đi máy bay: tuân thủ các quy định về hành lý của hãng máy bay. Nên kiểm tra trọng lượng hành lý trước khi ra sân bay để tránh trường hợp bị vượt trọng lượng cho phép.
– Chú ý đi sang đường phải đi đúng vạch vàng dành cho người đi bộ và chỉ qua đường khi đèn xanh.
Phương Tiện Di Chuyển
Từ Việt Nam sang châu Âu thì tất nhiên là bằng máy bay rồi. Một tour du lịch Châu âu sẽ trở nên hoàn hảo hơn nếu như bạn book được những chiếc vé máy bay giá rẻ. Hiện nay, các hãng hàng không ra rất nhiều chương trình khuyến mãi và việc của các bạn chỉ là săn những chiếc vé đó. Hãy nhanh tay để có những chiếc vé máy bay giá rẻ càng sớm càng tốt. Như vậy, săn được vé máy bay góp một phần trong việc du lịch Châu Âu giá rẻ của bạn rồi đó.Còn để di chuyển giữa các nước thì bạn có thể dùng bus, tàu hay máy bay. Nếu đi bằng máy bay, bạn chỉ cần lấy hành lý và ra sân bay mà không cần nhập cảnh gì cả (đối với các nước trong khối Liên minh châu Âu). Khi di chuyển trong 1 thành phố, bạn có thể mua những vé ngày 1, 2, 3 days pass, loại vé này cho phép dùng mọi phương tiện (metro, tram, bus) trong một thời gian nhất định trong thành phố đó. Loại vé này sẽ rẻ hơn so với việc bạn mua vé lẻ.
Đặt khách sạn Châu Âu
Khi đi du lịch châu Âu, để đảm bảo an toàn cũng như để thuận lợi cho việc di chuyển, thì các bạn nên chọn những khách sạn trong hoặc gần trung tâm và nhất định phải nằm gần các bến bus, metro. Vào mùa cao điểm những khách sạn này đều tăng giá gấp rưỡi, gấp đôi và thậm chí là không còn phòng để đặt. Để tiết kiệm bạn có thể kiếm những homestay vì tại đây có mức giá bình dân mà chất lượng lại tốt. Các căn phòng có view rất đẹp, chủ yếu mình tự phục vụ nhiều nên tạo nên sự thoải mái rất cao. Nhớ rằng nhất định phải đặt phòng sớm đặc biệt là trong mùa du lịch cao điểm.
Kinh Nghiệm ăn uống ẩm thực khi du lịch
Nếu là một người thích món Tây thì chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp nhiều vấn đề trong việc ăn uống khi đi du lịch châu Âu, nhưng nếu không quen ăn món Tây thì các bạn nên chuẩn bị sẵn thức ăn (mì tôm, lương khô…) từ Việt Nam để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất trong chuyến du lịch. Có 2 thứ bạn nên mang theo nếu thấy cần là tăm và tương ớt. Bên đó họ chủ yếu chấm đồ ăn bằng tương cà và mù tạt, không có tương ớt mặc dù những món đó ăn với tương ớt sẽ ngon hơn nhiều. Và cũng ko có nước đá luôn, đi quán nào hỏi xin cũng không có.
Vật dụng cần thiết?
Ngoài những đồ dùng hàng ngày cơ bản như quần áo, mỹ phẩm… thì các bạn nên chuẩn bị thêm các vật dụng cần thiết như:
– Ổ cắm điện đa năng Universal – Adapter – đây là vật dụng vô cùng cần thiết để bạn có thể sử dụng được ổ điện của các nước khác nhau.
– Dù – nên mang theo để đề phòng trời mưa bất chợt.
– Khăn giấy ướt, tương ớt, tăm…
– Sạc dự phòng, gậy chụp hình.
– Các loại thuộc cơ bản như đau đầu, đau bụng, cảm, sốt…
– 1 balo nhỏ để đựng những thứ trên khi ra ngoài.
Tìm hiểu văn hóa và đất nước bạn muốn đến?
Châu Âu được xem vùng đất sỡ hữu nền văn hóa văn minh và lịch sự. Nếu lần đâu tiên đi châu Âu quý khách sẽ choáng ngộp sự khác biệt rõ ràng văn hóa phương Đông – phương Tây. Chúng ta chứng tỏ sự văn minh lịch sự hãy sử dụng từ: „PLEASE = XIN VUI LÒNG! THANK YOU = XIN CẢM ƠN! EXCUSE ME = XIN LỖI!“. Hãy sử dụng ba từ này càng nhiều càng tốt, mọi lúc mọi nơi…những người phương Tây quanh ta sẽ đáp lại với nụ cười tươi cũng như sự tôn trọng tư cách lịch sự của người Việt nam chúng ta.
Khi bạn đến một nhà hàng muốn dùng bữa, bạn nên quan sát người phục vụ sẽ đến tiếp đón và hướng dẫn bạn đến chổ ngồi chứ không nên thấy bàn trống là ngồi vào việc này sẽ làm phiền dành lấy chỗ người khác. Không nên vẫy tay kêu gọi người đến phục vụ nếu họ chưa sẵn sàn đến bàn mình. Bạn hãy nhẫn nại họ sẽ đến phục vụ bạn. Không nên ăn chép miệng, khạt nhổ, sĩa răng to tiếng làm phiền người bên cạnh. Nên tôn trọng văn hóa xếp hàng, giữ khoảng cách giữa người với người. Nếu lỡ bạn chạm người khác cố gắng xin lỗi tỏ ra người lịch sự mặt dù là chổ đông người. Hãy cố gắng sử dụng từ PLEASE! THANK YOU! EXCUSE ME! càng nhiều càng tốt.
Mặt hàng rượu và thuốc lá
Thuốc lá và rượu mạnh chỉ cho phép đối với cá nhân hơn 17 tuổi
Thuốc điếu: cho phép mang theo 200 điếu
Thuốc lá (thuốc lào) cho phép mang 250 gram
Rượu: cho phép mang theo 2 lít.
Các thực phẩm bị cấm nhập cảnh
Thực phẩm rất bị hạng chế đối với các mặt hàng làm từ thịt, sữa, trái cây, rau quả, có thể bị cắm mang nhập cảnh vào châu Âu, ngoại trừ sản phẩm bánh mì, bánh kẹo và sô cô la.
Thanh toán tiền mặt và thẻ tín dụng
Ưu tiên mang thẻ tín dụng đi và chỉ mang một ít tiền mặt để mua đồ lưu niệm hay tiền tip. Thẻ tín dụng bạn nên giới hạn mức chi tiêu mỗi ngày để nếu có bị mất cũng không bị rút quá nhiều và vẫn kịp thời khóa thẻ. Hạn chế đem theo tiền mặt quá nhiều bởi vì việc sử dụng thẻ là khá phổ biến ở châu âu nên bạn có thể trả thẻ ở bất kỳ nhà hàng, siêu thị và quán ăn nào. Chỉ nên mang theo tiền Euro đi các nước không dùng euro như Séc, Hungary này kia để đổi tiền thôi. Nếu mang quá nhiều tiền mặt thì nên phân chia để các vị trí khác nhau thay vì một chỗ. Nhiều bạn cẩn thận hơn thì xóa luôn 3 chữ số cuối CVV sau thẻ rồi lưu lại cẩn thận 3 số này ở đâu đó.
Vật dụng hàng điện tử hoặc gia dụng
Điện gia dụng ở châu Âu là hệ 220 V 50 Hz. Hãy lưu ý các nước châu Âu có ổ cắm điện hoàn toàn khác với ổ cắm ở Viêt Nam và đôi khi hoàn toàn khác nhau giữa các nước châu Âu. Để thuận tiện và bảo vệ tốt trang bị và thiết bị điện,nên mang theo bộ chuyển điện đổi điện áp, bộ dụng cụ cắm cấu hình đặc biệt cho chuyến du lịch đến châu Âu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mua dụng cụ này tại châu Âu khi đến sân bay tại cửa hàng thiết bị điện, siêu thị, các tiệm tạp hóa.
Mua thuốc Tây tại châu Âu
Tại các nước châu Âu khi mua thuốc tay bạn cần phải có toa thuốc cho phép của bác sĩ ngoài ra các thuốc sử dụng phổ thông như thuốc cảm cúm, thuốc chống sót, thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống đau, nhức đầu có thể mua tại các tiệm thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch châu Âu và có mang căn bệnh cần quan tâm bạn nên mang theo thuốc do toa bác sĩ cung cấp và đủ liều lượng trong suốt thời gian du lịch. Nếu bạn cần phải đặt mua thêm tại châu Âu bạn cần phải trình toa thuốc cung cấp bởi bác sĩ của bạn. Nếu bạn cảm thấy không khỏe nên liên hệ ngay dược sĩ hoặc bác sĩ để có tư vấn tốt nhất tế. Ký hiệu thông thường của các cửa hàng bán thuốc Tây thường ghi bản hiệu: ‘Pharmacie’, ‘Pharmacia’, ‘Apotheek..
Tiêm chủng ngừa bệnh
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ những vấn đề liên quan đến sức khỏe các thông tin về chủng ngừa. Mặc du khách du lịch đến châu Âu không bắt buộc phải tiêm chủng. Hãy mang theo các giấy tờ chứng nhận về bảo hiểm y tế (có thể là bản copy) và chú ý bảo hiểm phải có giá trị tại các nước bạn đến du lịch: Nếu bạn đang sử dụng thuốc cho sức khỏe của mình nên mang theo copy toa thuốc của bác sĩ cung cấp cho bạn.
Chuyển đổi mui giờ địa phương
Chuyển đổi múi giờ địa phương khi bạn đến nước đó để phù hợp với lịch trình, giờ du lịch, giao thông, ăn uống, giờ mở cửa, tranh thủ ngủ nếu cần thiết đòi hỏi của cơ thể
Đồ đạc khi đi du lịch Châu Âu
Nên mang các loại vali, túi đeo, ba lô gọn nhẹ nhất có thể và dùng các loại chống trộm. Hạn chế đeo ba lô ra đường, nếu có thể nên đeo ba lô đằng trước và loại chống trộm. Nên đeo túi cá nhân nhỏ loại chéo hoặc túi ngang hông có khóa ẩn về phía trong người bạn hoặc mặc áo khoác phủ lên. Tiền bạc, thẻ tốt nhất nên bỏ vào túi áo khoác bên trong có các ngăn nhỏ được may khóa kéo.
Không bỏ tài sản có giá trị vào ví và để ví trong túi quần. Tiền bạc chỉ mang một ít phòng thân khi mỗi lần ra ngoài chơi.
Với tất cả những giấy tờ quan trọng cần mang theo như hộ chiếu, bạn nên scan hoặc chụp hình lại và lưu trên điện thoại một bản, tự gửi cho mình một bản bằng email. Các loại giấy tờ quan trọng nên để tại khách sạn khi ra ngoài.
Điện thoại nên được gắn thêm một loại dây để có thể đeo tay phòng trường hợp khi bạn lấy ra chụp hình thì luôn nhớ nên móc dây đó vào cổ tay để tránh bị giật.
Đề phòng móc túi
Du lịch tại các thành phố châu Âu được xem là an toàn tuy nhiên có thể cũng tùy vào thành phố, hãy cố gắng cẩn thận giữ gìn đồ vật riêng của mình nhất là chỗ đông người phòng ngừa móc túi, hành vi trộm cắp nhất là trên xe buýt, tàu điện. Hiện nay người móc túi thường nhắm vào khách du lịch châu Á vì họ biết dân Á Đông thường có văn hóa sử dụng mang tiền mặt. Vì thế bạn nên cảnh giác cao độ những chỗ đông người luôn quan sát kỹ đồ đạc của mình. Bất kỳ người lạ nào tiếp cận bạn một cách đột ngột đều đáng nghi ngờ. Thế nên không nói chuyện và không nói no no với bất kỳ ai. Đặc biệt chú ý mấy thanh niên đi tụm ba tụm năm. Mục đích là gây chú ý và kẻ khác tiện tay hành động lúc bạn không đề phòng.
Nếu bạn du lịch bằng xe hơi hoặc thuê xe hãy khóa cửa trước khi rời xe, hoặc nhìn lại kiểm tra có quên vật đồ riêng của mình?
Giờ mở cửa hành chính
Hầu hết giờ văn phòng, cơ quan hành chính, ngân hàng, bưu điện… mở cửa từ 8h00 sáng đến 12h00 giờ trưa và từ 13h30 trưa đến 17h00 giờ chiều, ngày thừ bảy và chủ nhật đóng cửa. Giờ mở cửa của các ngân hàng, cửa hàng, viện bảo tàng và nhà hàng thay đổi từ nước này sang nước khác. Hãy hỏi thêm thông tin tại khách sạn hoặc các văn phòng du lịch để có thông tin chính xác bổ ích cho chuyến tham quan của bạn.
Ngân hàng, cở sở tài chính
Hầu hết các ngân hàng đếu có máy rút tiền (ATM) và chấp nhận thẻ ngân hàng nước ngoài. Vui lòng kiểm tra với ngân hàng của bạn nếu thẻ ngân hàng của bạn có giá trị ở Thụy Sĩ.
Cửa hàng, siêu thị
Cửa hàng ở các thị trấn và làng mạc nhỏ hơn được theo giờ hành chính (08h30 – 12h00 giờ trưa và 13h30 – 18h30. Ở các thành phố lớn hơn mở cửa thông suốt từ 08h00-2h00 (từ thứ hai đến thứ bảy) đóng cửa vào ngày Chủ nhật..
Nhà hàng, ăn uống
Thực tế là người dân châu Âu có xu hướng ăn tối nhà hàng khá muộn do đó các nhà hàng tại đây thường mở cửa trễ (thường là sau nửa đêm), đặc biệt là vào cuối tuần và trong các thành phố lớn. Những nhà hàng phục vụ ăn sáng mở cửa khoảng 7 giờ hoặc 8 giờ. Nếu bạn có ý định ăn tối tại các nhà hàng đặc sản địa phướng bạn nên gọi điện đặt bàn trước hoặc nhờ tiếp tân khách sạn đặt bàn cho bạn..
Viện Bảo Tàng
Giờ mở cửa của bảo tàng khác nhau từ nước này sang nước khác. Viện Bảo Tàng thường đóng cửa vào một ngày trong tuần, thường là thứ hai hoặc thứ ba. Một số ở lại mở tới muộn vào một buổi tối trong tuần. Hãy thao khảo thông tin trên website của viện bảo tàng mà bạn muốn tham quan.
Số điện thoại khẩn cấp của mỗi nước tại châu Âu
Trong trường hợp khẩn cấp hãy đây là các số điện thoại cần thiết cho bạn để có sự hỗ trợ của cảnh sát, cứu hỏa, y tế / dịch vụ xe cứu thương ở mỗi nước, các nước thuộc Liên minh châu Âu có một số điện thoại chung trường hợp khẩn cấp: 112. Con số này cũng được sử dụng cho điện thoại di động GSM số trường hợp khẩn cấp trên toàn thế giới. Khi bạn quay số 112, các nhà điều hành sẽ nói tiếng Anh và các ngôn ngữ của nước bạn đang gọi.