Giao tiếp ẩm thực phương Tây
Châu Âu được xem vùng đất sỡ hữu nền văn hóa văn minh và lịch sự. Nếu lần đầu tiên đến Châu Âu quý khách sẽ choáng ngộp sự khác biệt rõ ràng văn hóa phương Đông – phương Tây và thường nhận thấy trong trong giao tiếp ẩm thực. Có những cử chỉ người Việt hoặc Á đông xem đó là rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày nhưng có thể gay khó chịu hoặc không chấp nhận tại đất khách. Chúng tôi xin chia sẽ vài kinh nghiệm để chúng ta không bở ngỡ khi đi du lịch.
Giao tiếp ẩm thực
- Khi vào một nhà hàng nên quan sát chờ sự hướng dẫn đến bàn và không nên vẫy tay kêu gọi người đến phục vụ nếu họ chưa sẵn sàn đến bàn mình. Tránh ăn chép miệng, hoặc ợ, khạt nhổ, nói to tiếng gay rất phiền hà khó chịu. người bên cạnh.
- Người phương Tây dùng dao chia cắt thức ăn dùng nĩa đưa thức ăn vào miệng, nếu ăn canh thì dùng muỗng. Dĩa thức ăn hoặc tô canh chỉ năm ở một vị trí trên bàn ăn. Trong khi người Việt chúng ta có thể dùng đôi đũa để gấp thức ăn và đưa chén, tô hoặc dĩa lên miệng và dùng dũa lua thức ăn nên dễ gay ra tiếng động ồn ào lúc ăn.
- Chỉ có rất ít đồ ăn có thể dùng bằng tay như: cánh, gà, xường heo nướng tuy nhiên họ thận trọng xem hỏi nếu ăn bằng tay không ảnh hưởng người bên cạnh. Ăn buffet: khi vào nhà hàng ăn món tự chọn, nên lấy đồ ăn vừa đủ không nên bỏ dư thừa thải. Cụng ly chúc nhau: Người phương Tây dùng các ngón tay nâng ly rượu thân ly rượu khi chúc nhau và chỉ cụng ly duy nhất một lần.
- Bánh mì: trong các bữa ăn trưa và chiều người bánh mì đặt trước trên bàn hoặc sau khi khách ngồi vào bàn, bên trái thường có một dĩa và một con dao nhỏ dùng để trét bơ lên bánh mì chứ không phải dùng để cắt bánh mì.
- Người ý không uống cà phê nên cẩn thuận khi gọi cà phê phải có sữa nếu bạn muốn có sữa nếu không họ chỉ đưa bạn ly expresso không sửa, không đường.
- Ý nghĩa vị trí dao và nữa khi ăn xong: Khi ăn xong chiếc dao và nĩa để vị trí song song cáng dao và nừa về bên phải mặc đồ ăn vẫn còn nhưng dấu hiệu họ đã kết thúc món ăn.
- Vị trí dao và nĩa để chéo nhau hoặc như hính tam giác (xem ảnh) cho biết khách vẫn chưa ăn xong, mặc du đồ ăn đã hết, người phục vụ có thể hỏi thăm nếu khách muốn dùng hoặc đặt thêm món.
- Ý nghĩa vị trí dao và nĩa khi ăn xong (xem hình). Dao và nĩa để song song về bên phải, mặc đồ ăn vẫn còn nhưng dấu hiệu này cho biết họ đã ăn xong.
- Các món ăn được phục vụ theo thứ tự: Món khai vị – Súp canh – Món chính – Món tráng miệng và mỗi món ăn sẽ phục vụ với tương ứng với các loại dao, nĩa, muỗng phù hợp.
- Tuyệt đối cấm kỵ không dùng khăn vải hoặc khăn giấy tại bàn ăn lau chùi mũi hoặc không được liếm vào con hoặc đưa dao vào miệng.
- Cách ăn mì Ý (spaghetti) Thường người Ý chỉ dùng 1 chiếc nĩa ăn mì sợi bằng cách dùng nĩa cuốn mì gọn lại đưa lên miệng ăn. Các nước Âu khác hầu hết dùng một chiếc muỗn và nĩa cuốn mì gọn lại đưa lên miệng ăn.